CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bút Kí: Người Mẹ Của Tôi

2 posters

Go down

Bút Kí: Người Mẹ Của Tôi Empty Bút Kí: Người Mẹ Của Tôi

Bài gửi by Admin Wed Apr 15, 2015 10:52 am

Bút Kí: Người Mẹ Của Tôi
Nói đến cái đẹp, chắc không ai có thể phủ nhận phụ nữ chính là một hình ảnh đẹp mà mọi người nghĩ đến đầu tiên. Vì thế phụ nữ luôn gắn liền với phái đẹp. Người PNVN với tâm hồn đôn hậu, với thiên chức làm vợ, làm mẹ là ngọn lửa tình thương sưởi ấm gia đình, sưởi ấm tâm hồn mọi chúng ta.
“Việt Nam, ôi Tổ Quốc thương yêu
Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng...”
Tôi đã từng đọc được những câu thơ như thế suốt một thời mài ghế nhà trường. Có gì đó dịu dàng, sâu lắng khi tôi nghĩ đến hình ảnh người mẹ- biểu trưng cho dân tộc, cho Tổ Quốc, cho suối nguồn yêu thương! Và tôi nghĩ đến người mẹ của tôi:
“Mẹ ơi vai mẹ mấy nếp nhăn
Gánh gồng mẹ chẳng chút băn khoăn
Đôi vai mẹ gánh đời con đó
Ơn mẹ con xin nhớ ngàn lần”
Vâng cuộc đời mẹ tôi là như thế đó. Mẹ tôi không phải là cô giáo, bác sĩ hay là một cán bộ công nhân viên chức nhà nước nào khác để chị em tôi có thể khoe mẽ với bạn bè. Vậy mà trong lòng tôi chưa khi nào thôi tự hào về người mẹ quê mùa nhưng chân thật, hiền hậu của mình. Mẹ là con nhà nghèo. Tuổi thơ mẹ lớn lên với bao nhọc nhằn, cơ cực. Lúc đó mẹ chỉ ước một lần được ăn no cho mắt đỡ hoa, cho tay đỡ run khi làm việc. Thế mà mẹ đã chịu đựng được tất cả những sự thiếu thốn đó để sống tốt, để nuôi chị em chúng tôi ăn học thành người.
Như bao bạn bè cùng trang lứa ở cái xóm nghèo, mười lăm tuổi mẹ nghỉ học rồi theo chân các dì, các cô gánh gồng hàng chục cây số để bán khoai bán lạc. Tuổi thơ cơ cực chắt chiu từng đồng bạc khiến mẹ thấm thía cái nghèo cái khổ nên mãi sau này lập gia đình, sinh con mẹ đã dành tất cả yêu thương cho ba chị em chúng tôi!
Tôi nhớ ngày còn khó khăn ở miền quê nghèo với gió lào cát trắng, mẹ gửi chị em chúng tôi ở nhà ngoại, cùng cha đi ra chợ bán hàng xén. Sáng sớm cha mẹ đèo nhau trên chiếc xe đạp sườn ngang, tối mịt mới về. Khó khăn nhưng chưa bao giờ mẹ than khổ than cực mà vẫn cố gắng vun đắp cho gia đình và lo cho chị em chúng tôi có cái ăn cái mặc.
Khi cha quyết định Nam tiến để mưu sinh, mẹ củng ủng hộ quyết định của cha rồi cả gia đình chúng tôi vào Nam sống. Tôi nhớ hình ảnh mẹ tôi ẳm thằng út đi trên chiếc cầu khỉ chênh vênh giữa một trưa Đồng Nai nắng cháy. Tôi nhớ những trưa oi ả mẹ quảnh gánh nước tưới những ruộng hoa màu và rau xanh mướt. Nhớ những buổi chiều trên cánh đồng lúa vàng rực mẹ cùng cha gặt lúa và chúng tôi chạy nhảy loanh quanh. Tuổi thơ của chúng tôi chưa bao giờ vắng hình ảnh của mẹ.
Tạm biệt mảnh đất Đồng Nai nắng gió, gia đình chúng tôi xuống Vũng Tàu mưu sinh. Cha tôi đi biển, Mẹ cùng các dì trong xóm đi làm cá, đi nướng cá cho doanh nghiệp để kiếm từng đồng. Khó khăn chồng chất nhưng mẹ luôn cố gắng bòn chài, cố gắng chi tiêu để có tiền cho chị em chúng tôi ăn học. Cuối năm tôi học lớp 9, gia đình quá khó khăn, tôi đã có ý định bỏ học để phụ giúp cha mẹ nuôi các em ăn học. Nhưng mẹ nhất quyết phản đối: “đời cha mẹ khổ rồi, các con phải ăn học thành người thì sau này mới hết khổ được”. Tôi nghe mẹ nói mà nước mắt rưng rưng. Để tôi có thể lớn khôn và trở thành một cô giáo như ngày hôm nay là nhờ sự yêu thương, quan tâm, bảo bọc và hy sinh của cha mẹ mà hơn hết là nghĩa mẹ. Khi bạn bè tôi tự hào mình là con nhà giàu, cha làm bác sĩ, mẹ làm kế toán hay cha mẹ họ có nghề nghiệp ổn định, tôi vẫn nhắc về cha mẹ mình với niềm biết ơn sâu sắc, với niềm tự hào dù mẹ tôi chỉ là một người đi sẻ cá kiếm từng đồng hay cha tôi chỉ là một thợ xây lam lũ. Nhưng tôi tự hào vì điều đó. Tôi tự hào về gia đình của tôi.
Khi chị em chúng tôi dậy thì rồi đến tuổi trưởng thành, mẹ là người gần gũi và bên cạnh. Mẹ thay cha dạy dỗ chúng tôi nên người, khuyên và góp ý cho chúng tôi nên làm cái này không nên làm cái khác… Mẹ truyền cho chúng tôi những điều hay lẽ phải, dạy chúng tôi sống có ích, có hoài bão, có ước mơ. Tuy mẹ không hoàn hảo, tuy mẹ ít học nhưng tình thương và tấm lòng của mẹ bao la như trời biển.
Nếu “ đàn ông xây nhà” thì “ đàn bà xây tổ ấm”. Hạnh phúc gia đình do gười vợ quán xuyến và đảm đang. Hơn ai hết mẹ hiểu được điều đó. Mẹ dành tất cả tình thương cho gia đình, cho chúng tôi. Đến lúc này, khi đã nhiều tuổi và bệnh đau lưng không thể đi làm, mẹ ở nhà lo cơm nước, nuôi con vịt, con gà, trồng cây hay  chăm chút cho vườn rau tươi tốt để chồng và các con yên tâm với công việc.
Còn nữa những người phụ nữ yêu chồng thương con nhưng cố gắng dung hòa công việc, là người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà. Khi ở nhà là người mẹ, người vợ chu đáo, khi ra ngoài  xã hội là người phụ nữ tháo vát, thông minh và cầu tiến! Đó chính là hình mẫu phụ nữ lý tưởng hiện đại! Nhưng tôi vẫn muốn viết về Mẹ tôi- người phụ nữ cả cuộc đời lam lũ, yêu chồng thương con, cả cuộc đời hy sinh và nuôi dạy chị em tôi ăn học thành tài.
Nếu người mẹ là biểu tượng cho tâm hồn, cho tinh hoa dân tộc Việt, thì hình ảnh người phụ nữ hiện đại vẫn như ánh sáng của dải cầu vồng và hơn hết, vẫn rực sáng 8 chữ vàng mà Bác Hồ ban tặng:
“Anh hùng bất khuất- trung hậu đảm đang”
Kết thúc bài viết, trong lòng tôi vẫn dâng lên những nổi niềm khó tả. Tôi cũng sẽ như mẹ tôi, các dì, các cô, các chị, phấn đấu và xứng đáng là người phụ nữ đôn hậu, thủy chung, tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, là hậu phương vững chắc của gia đình!./.
Nguyễn Thị Nguyệt
Giáo viên: tổ Ngữ Văn
Trường: THCS Văn Lương

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 06/04/2015
Age : 37
Đến từ : Phước Hưng- Long Điền- BRVT

https://thcsvl.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Bút Kí: Người Mẹ Của Tôi Empty Re: Bút Kí: Người Mẹ Của Tôi

Bài gửi by Phạm Mẫn Di 6B Văn Lương Mon May 25, 2015 12:01 pm

cô ơi chừng nào ra bài mới ạ Question

Phạm Mẫn Di 6B Văn Lương

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 22/04/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết